hoàng bá

Giá: 140.000 VNĐ

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

HOÀNG BÁ

Tên khác Hoàng bá hay Hoàng nghiệt - Phellodendron amurense Rupr., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày, sần sùi, màu nâu xam xám ở mặt ngoài, màu vàng tươi ở mặt trong. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5-13 lá chét hình trứng thuôn hay hình bầu dục, dài 5-12cm, rộng 3-4,5cm, màu lục sẫm ở mặt trên, màu lục nhạt và có lông mềm ở mặt dưới. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chuỳ ở đầu cành và ở ngọn thân. Quả hình cầu khi chín màu tím đen, có 2-5 hạt.

Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 9-10.  

Bộ phận dùng: Vỏ thân hoặc vỏ cành - Cortex Phellodendri, thường gọi là Hoàng bá.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Bắc Á Châu, được trồng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ta di thực vào trồng từ cuối những năm 1960 ở Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ), Vĩnh Phú (Tam Đảo) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Cây ưa khí hậu mát vùng núi cao từ 1300m trở lên. Thường rụng lá về mùa đông. Thu hoạch vỏ thân vào tháng 3-6. Cạo bỏ lớp vỏ bần, phơi khô, hoặc sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng, phơi khô, tẩm rượu sao vàng hoặc sao cháy.

Thành phần hóa học: Vỏ thân chứa 1,6% berberin; còn có các alcaloid khác là palmatin, magnoflorin, jatrorrhizin, phellodendrin, menispermin, candicin. Ngoài ra còn có các chất đắng obakunon, obakulacton, và các chất khác: b-sitosterol và campesterol.

Tính vị:

  • Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
  • Không độc (Biệt Lục).
  • Vị đắng, cay (Trân Châu Nang).
  • Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh:
  • Là thuốc của kinh túc Thái âm Tz, dẫn thuốc vào kinhtúc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
  • Là thuốc của kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào; Dẫn thuốc vào kinh túc Thái dương Bàng quang (Y Học Nhập Môn).
  • Vào kinh túc Thiếu âm thận, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
  • Vào kinh Thận, Bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Vào kinh Thận và Bàng Quang (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng:
  • Chỉ tiết lỵ, an tử lậu, hạ xích bạch (Bản Kinh).
  • An Tâm, trừ lao (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Tả hỏa ở thận kinh, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

  • Trị ngü tạng, trường vị có nhiệt kết, hoàng đản, trĩ (Bản Kinh).
  • Trị Thận thủy, Bàng quang bất túc, các chứng nuy quyết, lưng đau, chân yếu (Trân Châu Nang).
  • Trị nhiệt lỵ, tiêu chảy, tiêu khát, hoàng đản, mộng tinh, di tinh, tiểu ra máu, xích bạch đới hạ, cốt chưng, lao nhiệt, mắt đỏ, mắt sưng đau, lưỡi lở loét, mụn nhọt độc (Trung Dược Đại Từ Điển). Kiêng kỵ:
  • Sợ Can tất (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Không có hỏa: kiêng dùng (Dược Lung Tiểu Phẩm).
  • Tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Tiêu chảy do Tz hư, Vị yếu, ăn ít: kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Cách dùng hoàng bá

  • Ngày dùng 6 – 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Tùy trường hợp, dùng sống, sao cháy hoặc tẩm rượu sao. Thường dùng Hoàng bá phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng Berberin chiết xuất tinh khiết.
  • Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương.

Đơn thuốc kinh nghiệm

  • Trị trẻ nhỏ lưỡi sưng: Hoàng bá, gĩa nát, trộn với Khổ trúc lịch, chấm trên lưỡi (Thiên Kim phương).
  • Trị họng sưng đột ngột, ăn uống không thông: Hoàng bá tán bột trộn giấm đắp lên nơi sưng (Trửu Hậu phương).
  • Trị trúng độc do ăn thịt súc vật chết: Hoàng bá, tán bột, uống 12g. Nếu chưa đỡ uống tiếp (Trửu Hậu phương).
  • Trị miệng lưỡi lở loét: Hoàng bá cắt nhỏ, ngậm. Có thể nuốt nước hoặc nhổ đi (Ngoại Đài Bí Yếu).
  • Trị sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết: Hoàng bá 40g, Thục địa 320g, Sơn thù 160g, Sơn dược 160g, Phục linh 120g, Đơn bì 120g, Trạch tả 120g, Tri mẫu 40g (Tri Bá Bát Vị Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu)
  • Trị phế ủng tắc, trong müi có nhọt: Hoàng nghiệt, Binh lang. Lượng bằng nhau, tán bột. Trộn với mỡ heo, bôi (Thánh Huệ phương).
  • Trị tỵ cam: Hoàng bá 80g, ngâm với nước lạnh một đêm, vắt lấy nước uống (Thánh Huệ phương).
  • Trị hoàng đản, phát bối, đố nhü: Hoàng nghiệt, tán nhuyễn. Trộn với Kê tử bạch (tròng trắng trứng), đắp, hễ khô là khỏi (Bổ Khuyết Trửu Hậu phương).
  • Trị thương hàn thời khí, ôn bệnh độc công xuống tay chân xưng đau muốn gẫy, còn trị độc công kích vào âm hộ sưng đau: Hoàng bá 5 cân, cạo nhỏ, sắc với 3 đấu nước, nấu cho cao lại mà rửa (Thương Hàn Loại Yếu).
  • Trị nôn ra máu: Hoàng bá ngâm với mật, sao khô, gĩa nát. Mỗi lần uống 8g với nước sắc Mạch đông thì có hiệu quả (Kinh Nghiệm phương).
  • Trị ung thư, phát bối, tuyến vú mới sưng hơi ẩm đỏ: Hoàng bá tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào (Mai Sư phương).
  • Trị nhiệt quá sinh ra thổ huyết: Hoàng bá 80g, sao với mật, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước gạo nếp (Giản Yếu Tế Chúng phương).
  • Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt: Hoàng bá sấy khô, tán bột, trộn với nước cơm loãng làm viên, to bằng hạt thóc. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm (Thập Toàn Bác Cứu phương).
  • Trị nhiệt bệnh do thương hàn làm lở miệng: Hoàng bá ngâm mật Ong một đêm, nếu người bệnh chỉ muốn uống nước lạnh thì ngậm nước cốt ấy thật lâu, nếu nôn ra thì ngậm tiếp, nếu có nóng trong ngực, có lở loét thì uống 5,3 hớp cüng tốt (Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).
  • Trị cam miệng lở, miệng hôi: Hoàng bá 20g, Đồng lục 8g, tán bột, xức vào, đừng nuốt (Lục Vân Tán – Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận).
  • Trị ung thư (mụn nhọt), nhọt độc: Hoàng bá bài (sao), Xuyên ô đầu (nướng). Lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, đắp vào vết thương, chừa đầu vết thương ra, rối lấy nước gạo rưới vào cho ướt thuốc (Tần Hồ Tập Giản phương).
  • Trị trẻ nhỏ rốn lở loét không lành miệng: Hoàng bá, tán nhuyễn, rắc vào (Tử Mẫu Bí lục).
  • Trị có thai mà bị xích bạch lỵ, ngày đêm đi 30-40 lần: dùng Hoàng Bá lấy vỏ ở gốc có màu thật vàng và dày, sao đen với mật, tán bột. Dùng củ Tỏi lớn nước chín bỏ vỏ, gĩa nát, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với nước cơm, ngày 3 lần rất thần hiệu (Phụ Nhân Lương phương).
  • Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, di tinh của nam giới: Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, tán bột, luyện mật làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 100 viên với rượu nóng lúc đói. Vị hoàng bá đắng mà giáng hỏa, Cáp phấn mặn mà bổ Thận (Chân Châu Phấn Hoàn – Khiết Cổ Gia Trân).
  • Trị di tinh, mộng tinh do tích nhiệt, hồi hộp, hoảng hốt, là trong ngực có nhiệt: nên dùng ‘Thanh Tâm Hoàn’ làm chủ, dùng bột Hoàng bá 40g, Phiến não 4g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 15 viên với nước sắc Mạch môn (Bản Sự phương).
  • Trị trên đầu lở độc, lông tóc quăn lại, mới đầu như quả nho, đau chịu không nổi: Hoàng bá 40g, Nhü hương 10g, tán bột. Hoè hoa sắc lấy nước, trộn thuốc bột làm thành làm bánh, đắp trên chỗ lở (Phổ Tế phương).
  • Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hoặc mùa đông thường ngồi ở cửa lâu ngày, hỏa khí nhập vào bên trong, làm 2 đùi sinh lở, nước chảy rỉ rả: dùng bột Hoàng bá xức vào. Ngày xưa có một phụ nữ bị chứng này người ta không biết trị gì, dùng nó thì lành (Y Thuyết).
  • Sinh cơ nhục lên da non: dùng bột Hoàng bá với bột Miến xức vào (Tuyên Minh phương).
  • Trị trẻ nhỏ lở loét, nửa người không khô: Hoàng bá, tán nhuyễn. Thêm ít Khô phàn, xoa (Giản Tiện Đơn phương).
  • Trị di tinh, đái đục: Hoàng bá (sao) 640g, Mẫu lệ (nung) 640g. tánn nhỏ, trộn với nước làm thành viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Y Phương Hải Hội).
  • Trị phong hủi: Hoàng bá sao rượu, Bồ kết (gai) đốt thành than, tán nhỏ, trộn đều uống với rượu. Kết hợp với dầu Đại phong tử hòa với rượu, để bôi bên ngoài (Y Phương Hải Hội).
  • Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt, tiêu tóe ra nước, hoặc phân giống hoa cà hoa cải, phân lẫn máu, hoặc có sốt, khát nước, nước tiểu đỏ: Vỏ Hoàng bá, tán nhỏ, uống với nước cơm mỗi lần 2 – 3g, ngày 4 – 5 lần (Nam Dược Thần Hiệu).
  • Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, di tinh của nam giới: Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, Tri mẫu (sao), Mẫu lệ (nung), Sơn dược (sao), các vị bằng nhau. Tán bột trộn với hồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 80 viên với nước muối (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị chi dưới bị thấp nhiệt, phù thüng và yếu: phối hợp với [ dĩ, Thương truật (Trung Dược Học).
  • Trị lỵ, tiêu chảy: phối hợp với Hoàng liên, Bạch đầu ông (Trung Dược Học).
  • Trị hoàng đản: phối hợp với Đại hoàng, Câu kỷ tử (Trung Dược Học).
  • Trị khí hư: phối hợp với Cương tằm(sao) (Trung Dược Học).
  • Trị tiểu không thông, đường tiểu nóng, đau: phối hợp với Tri mẫu, Nhục quế (Trung Dược Học).
  • Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Hoàng bá 125g, Ngü vị tử 42,5g, Ngü bội tử 37,5g, Bạch phàn 25g. Tán bột mịn, rây nhỏ, đóng gói, mỗi gói 5g (Dược Liệu Việt Nam).
  • Trị gan viêm cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón, nước tiểu đỏ: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, Nọc sởi, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam).
  • Tăng cường tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm đường mật: Hoàng bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g. Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
  • Trị lỵ ở phụ nữ có thai: Hoàng bá tẩm mật, sao cháy, tán nhỏ. Tỏi nướng chín, bóc vỏ, gĩa nát. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau, rồi viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 – 40 viên (Dược Liệu Việt Nam).
  • Trị sốt xuất huyết: Hoàng bá, Ngưu tất, Tri mẫu, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Hạt muồng (sao), Đan sâm, Đơn bì, Xích thược, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá (sao), Huyết dụ, mỗi vị 10 – 16g. Sắc uống ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam).
  • Trị sốt cơn về chiều, mồ hôi trộm, khát, nhức đầu, tai ù, di tinh, mộng tinh, nước tiểu vàng, tiểu đục, sưng tinh hoàn, âm đạo viêm, hỏa bốc lên gây nên mắt đỏ, họng viêm, miệng lở: Hoàng bá, Quyết minh (sao), mỗi vị 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Mộc thông, Trạch tả, mỗi vị 10g. Sắc uống (Dược Liệu Việt Nam).
  • Trị huyết áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê: Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Đương qui, Sinh địa, Mạch môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị 31g, Ngưu tất 25g, Lô hội, Đại hoàng, Hà thủ ô đỏ, mỗi vị 15,5g; Tri mẫu 10g, Vân mộc hương 6g, Xạ hương 1,5g. Tán bột, cho thêm mật ong, làm thành viên 0,5g. Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nên ăn thức ăn có gừng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị suy nhược tinh thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ: Hoàng bá 10g, Toan táo nhân 25g, Đương quy, Phục linh, Sinh địa, Câu kỷ tử, Cúc hoa, mỗi vị 20g; Viễn chí, Mạch môn, Bạch truật, Tục tùy tử, mổi vị 15g; Xuyên khung, Nhân sâm, mỗi vị 10g. Sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị trẻ nhỏ lỵ do nhiệt, tiêu ra máu: Hoàng bá 20g, Xích thược16g. tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Mè. Mỗi lần uống 10-12 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị trẻ nhỏ bị bạch lỵ, bụng đầy, bụng đau âm ỉ: Hoàng bá 40g, Đương quy 40g. tán bột, trộn với Tỏi nướng, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị đới hạ xuống màu vàng, trùng roi âm đạo, âm đạo ngứa: Hoàng bá 12g, Sơn dược 16g, Bạch quả 12g. Sắc uống (Di Hoàng Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).