sâu ban miêu

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

SÂU BAN MIÊU

sâu ban miêu

Tên Việt Nam: Ban miêu, bọ xít lửa, sâu bọ đậu, địt lửa, sâu độc.

Tên khoa họcCicindela Chinensis.

Họ khoa học: Ban Miêu (Cicindelidae).

Tên gọi: Ban có nghĩa là màu sắc sặc sỡ, Miêu, Manh là sâu. Con sâu có màu sắc sặc sỡ. Ở nước ta hay đậu ở cây đậu nên còn gọi là Đậu.

Mô tả: Ban miêu là thứ sâu trên cây đậu đen, mình dài độ 2 cm, có từng sọc vàng sọc đen, mõm nhọn thân thể có mùi hôi. Có nhiều loại, những con này đều độc, chạm vào là nó tiết ra nước bỏng rộp da. Có nhiều con có tính chất gây dộp da, giống loại nhau đều được dùng làm thuốc.

Địa lý: Có ở Việt Nam, thường hay ở những cây đậu.

Mô tả dược liệu: Phần dùng làm thuốc: Cả con, Nguyên con khô, to, không sâu mọt là Ban miêu tốt, nếu xông lên mùi hôi thối thì không dùng được, những con mới thường hay có mùi hôi thối, để lâu hoặc bào chế sẽ mất mùi hôi.

Bào chế:

1- Khi dùng phải chặt bỏ đầu, cánh chân rồi trộn với gạo nếp sao vàng thật kỹ, xong bỏ Ban miêu đi, chỉ dùng gạo nếp còn lại thôi. Khi cần dùng có thể dùng cả con Ban miêu, nhưng phải treo trước gió một đêm cho bớt khí độc, nếu dùng sống sẽ thổ tả dữ dội. Dùng con nào nhỏ màu đen có đốm vàng không sâu mọt là tốt.

2. Hiện nay người ta dùng bằng cách bỏ đầu và cánh (vì có cạnh sắc) chỉ dùng thân lấy gạo nếp tẩm ướt trộn với thân Ban miêu, sao lên cho vàng là được. Khi dùng có thể dùng thân Ban miêu bỏ gạo nếp hoặc dùng gạo nếp bỏ Ban miêu (bệnh nhẹ), rồi tán bột trộn với thuốc bột khác. Dùng để bôi ngoài.

3. Có nơi chỉ bỏ đầu và bỏ ruột (bấu đốt sau cùng rồi rút ra thì ruột sẽ theo ra cả). Khi dùng sao với gạo nếp 1-2 lần để giảm độc.

Tính vị: Vị cay, tính hàn, rất độc

Qui kinh: Vào kinh Đại trường, Tiểu trường

Chủ trị: Thường dùng để chủ trị bệnh ngoài da, nó có thể ăn nát chỗ thịt đã chết. Trị loa lịch, đinh nhọt, ác sang, lậu, khi uống tiểu đau tức buốt

Kiêng kỵ: Đàn bà có thai phải kiêng

+ Kỵ Ba đậu, Đơn sâm, Cam thảo

Liều dùng: Ngày dùng 1-2  con (0,4-0,8g).

Bảo quản: Chưa bào chế phải đựng vào lọ kín, nơi khô ráo. Dễ bị sâu mọt, Bào chế xong đựng lọ đậy thật kín, cất kỹ, đây là loại thuốc độc bảng A.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị đàn bà có cục có hòn trong bụng như có thai, tất cả các chứng đau kịch liệt do khí huyết: Ban miêu, Huyền minh phấn, Tán bột, trộn với hồ làm thành viên uống

+ Trị lở ngứa kinh niên: Ban miêu sao qua tán bột, trộn mật xức lên

+  Trị chó dại cắn:Ban miêu, Hoạt thạch, Hùng hoàng, Xạ hương, tán bột uống với rượu hoặc nước cơm