muồng truổng

Mua
Hỗ trợ trực tuyến
  • Dược Sĩ Tuyển (0978 491 908)

  • Dược Sĩ Toàn (0984 795 198)

Công Ty Cổ Phần Trà Thảo Dược Trường Xuân

Phân phối sỉ & lẻ trà thảo dược, thảo dược quý hiếm, bột thảo dược chăm sóc sắc đẹp.

Website: www.thaoduocquy.vn và www.duoctruongxuan.vn

VPGD: Phòng 310 Nhà 7, Tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Showroom: 36 ngõ 165 đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, quận Phú Nhuận

Tel: 024 3564 0311                   Hotline/Zalo: 0978 491 908 - 0984 795 198.

 

MUỒNG TRUỔNG

muong-truong

Mô tả:Cây gỗ nhỏ cao đến 8m; thân có gai, vỏ màu vàng sáng; cành cũng mang nhiều gai thẳng đứng và ngắn. Lá kép lông chim lẻ có 3-11 đôi lá chét hình ngọn giáo, gốc lá chét, không cân, hai bên có góc, mép nguyên hay hơi có răng. Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn các cành, dài hơn lá. Hoa màu trắng nhạt. Quả dài 4mm, chia 1-3 ô, có lớp trong không tách được với lớp ngoài; mỗi ô chứa mỗi hạt màu đen.

Ra hoa vào mùa xuân hè, có quả vào mùa hè thu.

Bộ phận dùng:Rễ, lá và quả – Radix, Folium et Fructus Zanthoxyli Avicennae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Campuchia. Ở nước ta, cây mọc ở vùng rừng núi nhiều nơi từ Hoà Bình, Lạng Sơn với Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam – Ðà Nẵng. Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Thu hái lá quanh năm, dùng tươi. Quả thu hoạch vào mùa thu đông, phơi khô dùng.

Thành phần hóa học:Hạt chứa 30% dầu, quả và lá đều có chứa một ít tinh dầu có mùi thơm của citronellal.

Tính vị, tác dụng:

Muồng truổng có vị đắng, cay, tính hơi ấm;

-Tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống, hành khí, lợi thuỷ.

-Vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ.

-Chữa viêm gan hoặc hoàng đản, viêm thận thủy thũng, phong thấp đau nhức gân cốt, đòn ngã ứ đau.

-Quả dùng trị đau dạ dày, đau bụng

-Lá dùng trị đòn ngã, tổn thương, đau thắt lưng, viêm tuyến vú, nhọt, và viêm mủ da.

Cách dùng

Rễ 30-60g, quả 3-6g đem sắc uống.

Lá giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa chỗ mẩn ngứa, ghẻ lở.

Ðơn thuốc:

-Viêm gan mạn tính: Rễ Muồng truổng, Cỏ ban, Nhân trần hao, Bòi ngòi bò, mỗi vị 15g, sắc nước uống.

- Ðau nhức khớp xương, đòn ngã: Rễ Muồng truổng 30-60g, sắc uống.

-Chữa phong thấp, nhức xương, đòn ngã sưng ứ máu: (1)Rễ Muồng truổng 30-60g, sắc uống.(2)Vỏ thân Muồng truổng (cạo bỏ lớp bẩn bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô) 20g, Hy thiêm 20g, Phấn phòng kỷ 20g, Mộc thông 20g, Thổ phục linh 20g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa đau nhức răng: Rễ Muồng truổng, tách lấy vỏ rễ, rửa sạch, nhai, ngậm vào chỗ răng đau. Nếu có nước bọt ra nhiều nhổ đi. Cuối cùng, nhổ cả nước lẫn bã, không nuốt. Có thể lấy vỏ rễ băm nhỏ rồi ngâm với rượu từ 3 ngày trở lên, khi đau răng ngậm rượu, rồi nhổ đi.

- Chữa mẩn ngứa, ghẻ lở, lở sơn, dị ứng: lá Muồng truổng tươi rửa sạch 20g, Lá khế tươi 20g, giã nát, gói vào vải sạch, đắp. Có thể kết hợp uống nước sắc vỏ cây Núc nác 16g. Cũng có thể dùng riêng lá hoặc vỏ thân Muồng truổng nấu nước tắm rửa.

- Chữa viêm thận phù thũng: (1) Rễ Muồng truổng (khô) 30-60g, sắc uống. (2)Rễ Muồng truỗng 50g, Cam thảo đất 50g, Phục linh 20g, Ý dĩ 20g, Trạch tả 20g. Sắc uống.

- Trị chấn thương té ngã, đau lưng do lao tổn, đau khớp do phong thấp, sưng khớp: Rễ Muồng truổng, Rễ Tường vi quả nhỏ mỗi thứ 50g, Rễ Sơn hoa tiêu 25g. Ngâm 1 lít rượu ngon khoảng nửa tháng. Lần đầu uống liền 100ml, sau đó mỗi lần uống 50ml, mỗi ngày uống 2 lần, đồng thời dùng rượu đó xoa bóp ở ngoài.

- Rượu thuốc trị phong thấp: Thân và rễ Muồng truỗng 200g, Bạch chỉ 50g, Thiên niên kiện 50g, Dây đau xương 30g, Nhục quế 15g. Ngâm với 1 lít rượu, mỗi lần uống 30ml, ngày 2 lần.