Bài thuốc từ cây chè đắng

9:30 | 09/12/2014

Chè đắng là loại cây mọc hoang khắp các vùng rừng núi và đồng bằng trung du nước ta. Người ta thu hoạch các bộ phận của cây Chè đắng như lá, vỏ cây làm thuốc trị nhiều bệnh.

 

Chè đắng còn có tên gọi là cây dầu dấu, tên khoa học là Evodia Lepta Merr, thuộc họ cam quýt (Rutaceae).

 

Theo Đông y, Chè đắng có vị rất đắng, tính lạnh, không độc. Tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát khuẩn, tiêu đàm. Chủ trị các chứng sang ghẻ lở, các chứng nhiệt sinh khô cổ, khát nước, ho, yết hầu lâm lậu, mắt mờ, trẻ nhỏ bị nóng sốt sinh kinh giật.

 

Với y học hiện đại, nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho biết Chè đắng có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm mỡ máu và cả chứng cao huyết áp.

 

Ngoài việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, Chè đắng còn được dùng làm trà hãm lấy nước uống thay trà khác hàng ngày.

chè đắng cao bằng

Chè đắng

 

 

 

    Những trường hợp không nên sử dụng chè đắng.

    1. Bị cảm lạnh: Mùa Đông là giai đoạn dễ bị cảm lạnh. Người bị cảm lạnh nên sử dụng những loại thức ăn và đồ uống có tính ôn nhiệt (ấm nóng) như gừng, quế, tía tô, kinh giới, ... để có thể trừ khử khí lạnh trong cơ thể. Nếu bị cảm lạnh, mà lại uống trà đắng, ắt sẽ cản trở quá trình phát tán phong hàn; sẽ khiến bệnh kéo dài, hoặc có thể dẫn đến những biến chứng ngoài sự mong muốn.

    2. Người tạng hàn (thể chất hư hàn): "Hư hàn" còn gọi là "dương hư". Đó là tình trạng dương khí của cơ thể bị thiếu hụt, quá trình chuyển hóa, sưởi ấm, hóa sinh, phòng vệ, ... đều bị giảm sút ở mức độ nhất định. Đặc điểm nổi bật nhất của người tạng hàn (thể chất hư hàn) là rất sợ lạnh; mùa đông là chân tay lạnh ngắt. Ngoài ra còn thường có những biểu hiện như tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc diện nhợt nhạt, vã mồ hôi (tự hãn), tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, đau bụng ỉa chảy; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt, ... Người tạng hàn nên sử dụng nhiều những loại thứ ăn ấm nóng, như thịt dê, thịt chó, ... cũng vẫn không sợ bị "bốc hỏa". Thế nhưng, sau khi uống trà đắng vào, thì cảm giác sợ lạnh sẽ tăng lên nhiều; nói chung không có lợi đối với việc cải thiện thể chất. Thậm chí, mỗi khi uống vào, là sẽ bị đau bụng ỉa chảy.

    3. Viêm dạ dày, người già và trẻ nhỏ: Nói chung, ở những người bị viêm dạ dày - ruột mạn tính, thường có những biểu hiện mà Đông y gọi là "tỳ vị hư hàn", khi  bụng bị nhiễn lạnh hoặc ăn loại thức có tính hàn lương, rất dễ bị đau bụng ỉa chảy. Uống trà đắng, sẽ khiến các chứng trạng hư hàn càng thêm trầm trọng. Người cao tuổi dương khí đã suy, hoặc trẻ nhỏ dương khí vẫn còn non nớt, nói chung không nên uống trà đắng; vì uống trà đắng vào, dễ dẫn đến những tác dụng phụ bất lợi, như rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng ỉa chảy.

    4. Phụ nữ đang hành kinh: Cơ thể phụ nữ trong thời gian hành kinh, đang ở trong trạng thái mất máu, sức đề kháng của cơ thể những ngày này nói chung giảm xuống. Nếu uống trà đắng, một loại nước uống có tính đại hàn, dễ dấn tới tình trạng khí huyết ngưng kết, kinh huyết khó bài xuất ra ngoài, gây nên thống kinh (đau bụng khi hành kinh), thậm chí có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Còn những phụ nữ bị mắc bệnh thống kinh, ngay cả trong những ngày bình thường, khi không có kinh, nói chung cũng không nên sử dụng trà đắng.

chè đắng

Chè đắng

    5. Sản phụ mới sinh đẻ: Phụ nữ vừa mới sinh con, cơ thể còn đang suy nhược, nói chung nên dùng nhiều thức ăn hoặc vị thuốc có tính ôn bổ. Trà đắng có tính đại hàn, không những không có lợi đối với sự phục hồi của tử cung, mà còn có thể gây tổn thương tỳ vị (chức năng tiêu hóa). Rất dễ dẫn đến tình trạng bụng lạnh đau triền miên, rất khó chữa khỏi. 
Cuối cùng, cũng nên lưu ý thêm một điều, theo "Trung Dược đại từ điển", thực nghiệm trên động vật cho thấy, khổ đinh trà (trà đắng) có tác dụng chống thụ thai ở chuột, với hiệu suất lên tới 80-90%. Do đó chị em phụ

Bài viết liên quan